Nếu bạn muốn nâng cấp ổ cứng thì bạn nên tìm hiểu về một số tiêu trí sau đây sao cho phù hợp nhất. Những lưu ý khi nâng cấp ổ cứng máy tính này giúp các bạn chọn loại ổ cứng mới cho chiếc máy tính của bạn sao cho phù hợp nhất.
Nếu như thêm RAM hoặc nâng cấp ổ cứng SSD sẽ tăng hiệu năng cho máy tính của bạn, giúp nó chạy nhanh hơn, thì nâng cấp ổ cứng máy tính (HDD laptop) hầu như chỉ đem lại cho chúng ta nhiều dung lượng lưu trữ hơn mà thôi. Bởi hiện nay HDD gần như đã đạt đến giới hạn về tốc độ tối đa, những phiên bản HDD mới nhất cũng chỉ có tốc độ cao hơn các đời cũ không đáng kể.
Cách đổi ổ HDD mới tương tự như việc thay RAM, và cách làm cũng khá đơn giản, đầu tiên cũng ta cần tìm hiểu những việc sau:
Máy tính của bạn sử dụng ổ cứng chuẩn nào?
Thông thường có 2 chuẩn HDD phổ biến được dùng cho laptop là IDE và SATA (bài này sẽ không đề cập đến micro SATA hoặc các chuẩn khác). Do đó, việc đầu tiên là xác định xem MTXT của bạn đang dùng HDD chuẩn nào, SATA hay là IDE. Những laptop sản xuất trong các năm từ 2006 trở về đây thường sử dụng chuẩn SATA thay cho chuẩn IDE cũ tốc độ thấp. Chúng ta cũng có thể sử dụng một phần mềm là AIDA64(trước đây có tên EVEREST) để kiểm tra thông số của ổ cứng, về các thông tin cơ bản như loại giao tiếp (IDE, SATA*), tốc độ vòng quay, bộ nhớ đệm, dung lượng…
Chọn mua ổ cứng phù hợp
Tiếp bước trên đã xác định loại giao tiếp của ổ cứng, còn 2 thông tin khác mà chúng ta cần quan tâm, là dung lượng và kích thước ổ. Về dung lượng, nó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như túi tiền, hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung lượng, phổ biến từ 160GB đến 500GB, thậm chí chúng ta cũng mua được ổ cứng laptop có dung lượng lên đến 1TB và 1,5TB.
Về kích thước, phần nhiều các laptop sẽ sử dụng ổ cứng loại 2.5″, một số loại netbook, ultrabook lại sử dụng loại 1.8″ có dung lượng cũng như tốc độ truy xuất thấp hơn 2.5″ đáng kể. Ngoài ra, còn một lưu ý nữa là độ dày của HDD đó, hiện các ổ cứng 2.5″ đang phổ biến với 3 độ dày, gồm 7mm, 9mm và 12.5mm. Trong đó, các MTXT thông thường sẽ sử dụng loại 9mm, đây cũng là kích thước tiêu chuẩn của dòng ổ 2.5″, loại 12,5mm thường được dùng ở các ổ cứng đời cũ chuẩn SATA I, hoặc các ổ 1TB và 1.5TB bởi bên trong nó có đến 3 phiến đĩa. Loại 7mm thường được dùng ở các ultrabook, giúp giảm độ mỏng của máy tính (ví dụ Asus Zenbook), dĩ nhiên ổ mỏng 7mm sẽ có dung lượng thấp hơn loại 9mm.
Còn có một thông số quan trọng nữa là tốc độ vòng quay, 5400 vòng/phút hoặc 7200 vòng/phút. Dĩ nhiên tốc độ quay 7200rpm sẽ cho tốc độ truy xuất cao hơn loại 5400 một chút. Cuối cùng là tính năng chống sốc (shock resistant), giúp bảo vệ đầu từ của ổ cứng khi bị rung động, nhằm bảo vệ dữ liệu bên trong. Thường thì các ổ cứng 7200rpm sẽ được trang bị sẵn tính năng này, hoặc chúng ta cũng có thể xem trong thông số sản phẩm được ghi kèm.
Lưu ý:
- Bạn cần nhận thức rõ việc mình đang làm, thật cẩn thận và nhẹ tay.
- Một số laptop khi bán ra được dán tem đè lên vị trí các con ốc, do đó việc thay HDD sẽ làm rách tem, khiến máy bị mất bảo hành. Liên hệ nơi bán để họ hỗ trợ bạn khi cần thay HDD.
- Khi vặn nắp nhựa hoặc gỡ ổ cứng mà thấy cấn, cứng tay, thì nên kiểm tra kĩ, có thể còn sót con ốc nào đó vẫn chưa mở.
Chúc các bạn thành công.
Nâng cấp khó ko nhỉ?
Trả lờiXóaChuyện tình cảm