Sàn giao dịch Bitcoin: Liệu có đảm bảo về mặt cơ sở pháp lý?

02:42 |
Phớt lờ mọi cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, một công ty ở Việt Nam vừa công bố bắt tay hợp tác với đối tác Israel để cho ra đời sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 4/2014 sắp tới.
Cảnh báo từ ngân hàng Nhà nước
Trước đó, ngày 25/3, công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Việt Nam đã gửi thông cáo báo chí đến các phương tiện thông tin đại chúng chính thức công bố về việc công ty này đã hợp tác cùng công ty TNHH Bit2C mở sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.
Sàn này có tên VBTC, dự kiến bắt đầu vận hành vào cuối tháng 4 tới. Thông tin về sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam chính thức được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn mạng. Theo các chuyên gia tài chính, tiền ảo du nhập vào Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây, được giao dịch trong một thế giới ngầm.
Đồng Bitcoin được xem là một đế chế tài chính riêng, với hệ thống thanh toán, giao dịch nhanh gọn, tinh vi tương tự như các ngân hàng lớn trên thế giới. Đồng tiền ảo này không chỉ giúp nhà đầu tư đầu cơ, ăn chênh lệch giá mà còn thanh toán trực tiếp những sản phẩm, phi vụ làm ăn mà ngân hàng chính thống không thể thực hiện như cá độ bóng đá, đánh bạc trực tuyến.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay, hàng loạt các trang giao dịch tiền ảo Bitcoin được lập ra trong thời gian ngắn. Hiện nay, một số trang diễn đàn, thương mại điện tử đã đồng ý thanh toán dịch vụ bằng đồng Bitcoin.
Trong bối cảnh tròn một tháng sau khi ngân hàng Nhà nước vừa khẳng định Bitcoin không phải là tiền tệ và cũng không phải phương tiện thanh toán hợp pháp, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam cho rằng: “Việc sử dụng Bitcoin chưa bao giờ bị cấm ở Việt Nam”.
Trước đó, ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cảnh báo về những rủi ro, thiệt hại của người sử dụng khi tham gia giao dịch bằng đồng Bitcoin. Về phía mình, công ty Bitcoin Vietnam nhận định, nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam chính là mảnh đất màu mỡ để Bitcoin phát triển. Đồng thời, người dân Việt Nam sẽ có cơ hội để tiếp cận với giải pháp an toàn và đáng tin cậy liên quan đến công nghệ mới này.
Trên website của công ty TNHH Bitcoin Việt Nam giới thiệu 4 điểm thế mạnh của mình đó là hợp pháp, an toàn, công nghệ và thanh khoản. Liên quan đến yếu tố hợp pháp, công ty trên khẳng định mình là sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam có đăng ký giấy phép kinh doanh đầy đủ.
Tuy nhiên, đại diện cục Thương mại Điện tử - Bộ Công Thương khẳng định “sàn giao dịch này chưa đăng ký hợp pháp”. Lãnh đạo bộ phận quản lý thương mại điện tử của cục cho hay, công ty công ty TNHH Bitcoin Việt Nam mới thông báo mở website bán hàng hóa chứ không đăng ký mở sàn giao dịch. Ngay cả hồ sơ đăng ký website của công ty này cũng đã bị cơ quan quản lý từ chối.
Theo tìm hiểu của PV, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam có trụ sở tại Bến Vân Đồn, phường 8, quận 4, TP.HCM. Công ty này được thành lập cuối năm 2013 và đi vào hoạt động tháng 3/2014, dịch vụ của công ty chuyên môi giới Bitcoin, cho phép người dùng Việt Nam mua bán không giới hạn số lượng đồng tiền ảo này qua mạng. Công ty cam kết nghiêm túc tuân thủ tất cả quy tắc và quy định liên quan đến Bitcoin tại Việt Nam.
Đồng Bitcoin không được công nhận là tiền tệ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Không đủ cơ sở pháp lý mở sàn giao dịch?
Sàn giao dịch đồng Bitcoin tại Việt Nam đứng trước nguy cơ không thể hoạt động, bởi không xin được giấy phép từ phía cơ quan chức năng.
Liên quan đến vấn đề này, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định: “Ngân hàng Nhà nước trước đó đã cảnh báo về những rủi ro và cấm các tổ chức dùng đồng Bitcoin để thực hiện các giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, công ty Bitcoin đã phớt lờ lệnh cấm này, tức là đi ngược lại với những cảnh báo của ngân hàng Nhà nước về đồng tiền ảo Bitcoin.
Qua đó chứng tỏ, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam cố tình vi phạm, mà đã vi phạm thì công ty này không thể có đủ điều kiện để thành lập sàn giao dịch. Phớt lờ lệnh cấm là một vi phạm nghiêm trọng nên cần phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính an toàn và minh bạch trong việc lưu thông tiền tệ ở Việt Nam”.
Theo lãnh đạo cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), công ty Bitcoin Vietnam không đủ cơ sở pháp lý để được mở sàn giao dịch. “Công ty Bitcoin Vietnam chưa xin cấp phép của Cục về giao dịch hàng hoá qua trang điện tử. Đồng Bitcoin hiện vẫn chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong bất cứ văn bản quy phạm pháp lý nào của Việt Nam hiện hành. Do vậy, nó không thuộc đối tượng được chấp nhận theo nội dung điều chỉnh của Nghị định về Thương mại điện tử.
Theo quy định hiện nay, các thương nhân, tổ chức phải cung cấp đủ thông tin cho khách hàng để xác định đặc tính hàng hóa, dịch vụ mình. Việc này nhằm tránh hiểu lầm cho người mua hàng. Công ty Bitcoin Vietnam chưa chứng minh được điều này và chưa đủ cơ sở pháp lý để được mở sàn giao dịch. Cục cũng chưa cấp phép giao dịch thương mại điện tử cho sàn VBTC”, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (bộ Công Thương) cho biết.
Trước đó, ngày 28/2, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới một thời là Mt.Gox đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi thông báo mất trộm số tiền ảo trị giá gần nửa tỷ USD. Sự phá sản của một sàn giao dịch đồng Bitcoin này đã khiến đồng Bitcoin mất giá và làm mất lòng tin từ phía khách hàng.
Việt Nam không công nhận Bitcoin là tiền tệ
Theo ngân hàng Nhà nước, Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính nào mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.
Trong thông cáo phát đi cuối ngày 27/2, ngân hàng Nhà nước khẳng định, đây không phải là tiền tệ theo pháp luật hiện hành và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Đại diện cơ quan này cho biết, không riêng gì Bitcoin, các loại tiền ảo tương tự khác nếu dùng như phương tiện thanh toán cũng sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng cũng không được phép sử dụng như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
CÔNG THƯ-HOÀI THƯƠNG
Xem Chi Tiết…

Bitcoin không được Bộ Công thương "chào đón"

12:57 |
Hồ sơ thông báo và đăng ký lập sàn giao dịch Bitcoin của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bitcoin Việt Nam không được Bộ Công thương chấp thuận.
Ngày 28/3, theo thông tin của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT& CNTT), Bộ Công Thương, Công ty TNHH Bitcoin Việt Nam đã thông báo: Website www.bitcoinvietnam.com.vn hoạt động theo mô hình sàn giao dịch, cho phép các thành viên trao đổi, mua bán Bitcoin theo thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Cục TMĐT&CNTT.
Nhưng trên thực tế, Cục TMĐT&CNTT đã từ chối hồ sơ thông báo của website này. Lý do được đưa ra: "Hiện tại, tiền ảo Bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP”. Đồng thời, không chấp nhận việc đăng ký các website mua bán Bitcoin như website bán hàng hay sàn giao dịch thương mại điện tử. 

Cục TMĐT&CNTT đưa ra khuyến cáo, do việc sở hữu và sử dụng Bitcoin như một loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro và không được pháp luật bảo vệ, người tiêu dùng cần thận trọng khi tham gia mua bán Bitcoin hay sử dụng Bitcoin để thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử.
Giá trị của tiền ảo Bitcoin cũng liên tục biến động, dẫn đến nhu cầu mua đi bán lại Bitcoin để kiếm lợi nhuận.
Trước đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra khuyến cáo, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.
Trong khi Cục TMĐT&CNTT - Bộ Công Thương chưa có văn bản nào chấp nhận, website www.bitcoinvietnam.com.vn hoạt động một cách hợp pháp, ngày 25/3 vừa qua, Công ty TNHH Bitcoin Vietnam và Công ty TNHH Bit2C - công ty về Bitcoin tại Israel, đã công bố hợp tác mở sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến, có tên là “VBTC” tại Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu hoặt động vào cuối tháng 4/2014.
ANH SA
Xem Chi Tiết…

Sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại VN sắp xuất hiện

01:15 |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Bitcoin Việt Nam hợp tác cùng công ty TNHH Bit2C để mở sàn giao dịch VBTC -  sàn Bitcoin trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam.
Mặc dù vào tháng 3/2014 vừa qua, ngân hàng Nhà nước mới có cảnh báo về việc sử dụng cũng như giao dịch Bitcoin chứa nhiều rủi ro và hiện không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhưng mới đây công ty TNHH Bitcoin Việt Nam lại tuyên bố mở sàn giao dịch trực tuyến cho đồng tiền ảo này.
Theo đó, vào ngày 25/3, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam thông báo trên trang web công ty sẽ hợp tác cùng công ty TNHH  Bit2C - một công ty về Bitcoin tại Israel để lập sàn giao dịch đầu tiên mang tên VBTC. 
Thông tin được đưa ra nêu rõ: “Sàn giao dịch trực tuyến VBTC sẽ được ra mắt vào cuối tháng 4/2014, hiện đang được phát triển từ cả hai đơn vị với công suất cao nhất để tạo nên nền tảng giao dịch cho thị trường Việt Nam”.
Về thương vụ hợp tác để cho ra đời sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại nước ta, trả lời PV, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết: "Hiện ngân hàng Nhà nước không coi Bitcoin là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, do vậy việc mở sàn giao dịch Bitcoin này cần nhìn nhận xem đã được phép và đúng luật hay chưa? Hơn nữa, người sử dụng loại tiền ảo này cần hết sức cẩn trọng vì độ rủi ro rất cao. Thực tế, đã ghi nhận việc phá sản của khá nhiều công ty lớn trên thế giới".
Về phía lãnh đạo công ty TNHH Bitcoin Việt Nam, khi trả lời báo chí cho biết, mặc dù ngân hàng Nhà nước Việt Nam cảnh báo về những rủi ro liên quan đến Bitcoin nhưng “việc sử dụng Bitcoin chưa bao giờ bị cấm ở Việt Nam”. 


Hiện ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ ra thông cáo báo chí khuyến cáo về việc sử dụng đồng tiền ảo này chứ chưa đưa ra văn bản quản lý chính thức (thông tư, quyết định).
Trả lời vấn đề này luật sư Lê Thanh Sơn - Trưởng văn phòng Luật sư AIC cũng cho rằng việc ngân hàng Nhà nước chưa có quy định pháp lý cụ thể thì việc kinh doanh của công ty trên chưa được coi là trái luật.
Theo đó, ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên đầu tư, nắm giữ, thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác chứ chưa đưa ra quy định chính thức về việc xử lý vi phạm hay trách nhiệm pháp lý kèm theo.
Giá trị tiền ảo Bitcoin hiện đang giữ mức 1 Bitcoin= 573 USD do chịu ảnh hưởng lớn từ việc sàn Mt.Gox (trụ sở Nhật Bản) và Flexcoin (trụ sở Canada) sụp đổ vào tháng 3 vừa qua.


Về công ty TNHH Bitcoin Việt Nam
Công ty được thành lập vào cuối năm 2013, bắt đầu hoạt động vào ngày 11/12/2013. Địa chỉ tại 129F/123/52A Bến Vân Đồn, Phường 08, Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch là Bitcoin Vietnam Company Limited. Ông Nguyễn Trần Bảo Phương là giám đốc điều hành công ty.
Công ty này hiện đã ra mắt dịch vụ môi giới Bitcoin, cho phép người dùng Việt mua bán số lượng không giới hạn đồng tiền ảo này qua mạng. Người dùng chỉ cần bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu là có thể tham gia vào cộng đồng tiền ảo Bitcoin trong nước và thế giới. 
Theo giấy phép kinh doanh số 0312584713, ngày cấp: 12/12/2013, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam khẳng định có giao dịch với các sàn Bitcoin hàng đầu thế giới như Đức, Israel, Singapore.
Về công ty TNHH Bit2C
Đây là đối tác của công ty TNHH Bitcoin Việt Nam tại Israel. Theo như thông tin trên trang web của công ty được biết, Bit2C được thành lập từ tháng 11/2012. Để giao dịch Bitcoin, khách hàng phải đăng nhập thông tin thông qua địa chỉ mail và mật khẩu do công ty yêu cầu.
Công ty TNHH Bit2C cũng khẳng định kinh nghiệm kinh doanh của công ty khi đã thực hiện giao dịch thành công với số lượng 25.198 cho trên 983 khách hàng. Lượng mua bán Bitcoin đạt 8.742,91 đơn vị.
Xem Chi Tiết…

Máy ATM rút “tiền ảo” Bitcoin đầu tiên tại Singapore

01:12 |
Chiếc máy rút tiền Bitcoin đầu tiên tại đảo quốc Sư tử được lắp tại nhà hàng Bartini Kitchen nằm trên phố Boon Tat.
Nhằm phục vụ nhu cầu của cộng đồng người dùng Bitcoin trong việc sử dụng và giao dịch đồng "tiền ảo" trong mua bán hàng ngày, cũng như quy đổi trực tiếp Bitcoin sang tiền mặt, ông David Moskowitz đã cho thuê lắp đặt chiếc máy ATM tại nhà hàng Bartini Kitchen nằm trên phố Boon Tat.
Hiểu rõ hơn ai hết về Bitcoin, ông David Moskowitz - nhà sáng lập sàn giao dịch Bitcoin Coin Republic đặt trụ sở tại Singapore và Bitcoiniacs ở Vancouver (Canada) mong muốn nhà hàng Bartini Kitchen sẽ là nơi đầu tiên thí điểm chiếc máy tiện ích này, để từ đó nhân rộng hơn ra nhiều địa điểm khác.
Nhà hàng Bartini Kitchen nằm trên phố Boon Tat.
Ông cũng chia sẻ thêm trên báo Straits Times: "Rất nhiều du khách tới Singapore, và vài người trong đó sở hữu bitcoin. Vì thế, họ muốn tìm nơi nào đó có thể đổi chúng sang tiền địa phương một cách dễ dàng và thuận tiện để chi tiêu”.
Giá trị tiền ảo Bitcoin giảm giá mạnh xuống còn 1 Bitcoin= 573 USD do chịu ảnh hưởng lớn từ việc sàn Mt. Gox (trụ sở Nhật Bản) và Flexcoin (trụ sở Canada) sụp đổ vào tháng 3 vừa qua.
Hiện, ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) tuyên bố Bitcoin là “quyết định mang tính thương mại nên không can thiệp”. Cục thuế Singapore (IRAS) cũng quy định rõ, giao dịch Bitcoin nào có “dính” đến hàng hóa và dịch vụ trên lãnh thổ đảo Sư tử sẽ phải chịu mức thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), hiện nay là 7%.
Những động thái trên của MAS và IRAS được đánh giá là những bước đầu tiên để tiến hành hợp pháp hóa Bitcoin tại Singapore. Và thực tế nhà hàng Bartini Kitchen đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và có chiếc máy rút tiền Bitcoin tiện ích.
Việt Hương 
Xem Chi Tiết…

Thành lập sàn Bitcoin mới, sau sự cố sập sàn Mt.Gox

16:21 |

Hãng cung cấp dịch vụ viễn thông cấp độ cao Perseus Telecom và Sàn giao dịch tiền ảo Atlas ATS của Mỹ vừa chính thức khai trương sàn giao dịch Bitcoin toàn cầu tại New York, Hong Kong (Trung Quốc), Singgapore.

Thành lập sàn Bitcoin mới, sau sự cố sập sàn Mt.Gox
Đây là sàn giao dịch mới nhất về đồng tiền Bitcoin, sau khi có sự cố sập sàn Mt.Gox tại Nhật Bản khiến cho cả thị trường trao đảo. Nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tồn tại của loại tiền đầy rủi ro này.
Sàn mới sẽ hoạt động dưới mạng lưới chuyên dụng riêng, có tốc độ kết nối cao. Sự ra đời của sàn được cho là kết quả tất yếu sau vụ mất cắp Bitcoin đình đám trên sàn Mt.Gox diễn ra trong thời gian gần đây. Hệ quả, khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng tiền của.
Xem Chi Tiết…

Cha đẻ đồng tiền ảo Bitcoin đã xuất hiện

02:08 |
Satoshi Nakamoto – người đã tạo ra đồng tiền ảo Bitcoin hiện đang sống trong một căn nhà trên sườn đồi và không động đến số Bitcoin có giá trị 400 triệu USD.
Theo tạp chí Newsweek cho biết, nữ phóng viên của tờ này, cô Leah McGrath Goodman đã tìm thấy và gặp mặt “cha đẻ” tiền ảo Bitcoin, ông Satoshi Nakamoto sau suốt 2 tháng tìm hiểu và điều tra.
Được biết, ông Satoshi Nakamoto đang sống “ẩn mình” trong một căn nhà trên sườn đồi ở thành phố Temple, phía Nam California.
Satoshi Nakamoto năm nay 64 tuổi, là người Mỹ gốc Nhật. Ông đã từng tốt nghiệp chuyên ngành vật lý tại Đại học Bách khoa bang California, Mỹ.

Ông Satoshi Nakamoto. 
Cái tên Satoshi Nakamoto lần đầu tiên xuất hiện trong một nghiên cứu năm 2008 viết về đồng tiền điện tử Bitcoin. Tác giả đã đưa ra một kế hoạch cho một "hệ thống thanh toán điện tử dựa trên mật mã thay vì tin tưởng lẫn nhau". Nhưng hầu hết mọi người khi đó cho rằng, Satoshi Nakamoto là bí danh của một người hay một nhóm người nào đó, chứ không nghĩ có người tên như vậy. Suốt nhiều năm, "tỷ phú ẩn dật" trên khá kín tiếng, để lại rất ít manh mối khiến giới chuyên gia và truyền thông rất khó tìm ra. 
Chính Tòa án Los Angeles cũng xác nhận: Suốt 40 năm qua, ông không hề sử dụng tên khai sinh trong cuộc sống hàng ngày. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 23 tuổi, ông đã đổi tên thành Dorian Prentice Satoshi Nakamoto.
Được biết, Satoshi Nakamoto đã rất tích cực trong việc phát triển phần mềm mã nguồn mở Bitcoin. Nhưng vào cuối năm 2010, có lẽ do nhận thấy thu thập đã đủ để "tồn tại" nên ông bắt đầu rút lui, mờ dần trong cộng đồng tiền ảo. 
Thời điểm "ẩn danh" của Satoshi Nakamoto cũng là lúc ông kiếm gần 500 triệu USD mỗi ngày bằng việc thực hiện các tính toán mật mã phức tạp khai thác từ Bitcoins.
Điều cuối mà mọi người được biết về ông là vào tháng 4/ 2011 khi ông gửi qua email để đóng góp cho Bitcoin và thông báo ông đã "chuyển sang lĩnh vực khác". 
Tại thời điểm nữ phóng viên của tờ Newsweek phỏng vấn và có sự làm chứng của hai sĩ quan cảnh sát, ông Satoshi Nakamoto đã khẳng định: “Hệ thống đã được chuyển sang cho những người khác và tôi không còn chút liên hệ nào”.
Mặc dù luôn tò mò, kiếm tìm không ngừng nghỉ vị tỷ phú này, nhưng khi danh tính của cha đẻ Bitcoin được công khai chính thức, cộng đồng Bitcoin tỏ ra tức giận. Họ cho rằng việc cố gắng tìm ra danh tính thực sự của người sáng lập là trái với sứ mệnh của đồng tiền ảo. Danh tính bị lộ cũng có thể khiến Nakatomo gặp nhiều nguy hiểm.
Bitcoin ra đời vào ngày 3/1/2009, là đồng tiến ảo không được quản lý bởi bất kỳ Ngân hàng Trung ương hay cơ quan nào. Kể từ khi ra đời, giá của Bitcoin đã giao động từ mức chưa đến 1 USD cho tới giá trị tương đương 1 ounce vàng.
Tại Phần Lan, Na Uy, Bitcoin không đủ tiêu chuẩn làm tiền tệ hoặc thậm chí cũng không được dùng để thanh toán điện tử.
Trung Quốc, Thái Lan là những nước cấm lưu hành Bitcoin. Bitcoin cũng không được chấp nhận tại Việt Nam.
Anh hiện đánh thuế 20% lên việc mua bán Bitcoin, do lo ngại nó có thể được dùng để rửa tiền và trốn thuế. 
Mới đây, Chính phủ Nhật Bản cũng đang cân nhắc sẽ thiết lập các quy định đối với hoạt động giao dịch bitcoin, định nghĩa bitcoin không phải một đồng tiền nhưng là một loại hàng hóa, giống như vàng.

Hà Linh
Xem Chi Tiết…

Mỹ điều tra vụ sàn giao dịch Bitcoin đột ngột biến mất

12:59 |

Theo một số nguồn tin, nhà chức trách Mỹ đã khởi động điều tra nhằm vào các sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin sau khi sàn Mt. Gox đột ngột biến mất khỏi mạng Internet cách đây 2 hôm và chưa có dấu hiệu sẽ quay trở lại.

Ảnh minh họa.

Hãng tin Reuters được nguồn tin thân cận cho biết, chưởng lý Preet Bharara của tòa án quận Manhattan, New York, Mỹ đã gửi trát triệu tập đại diện của Mt. Gox cùng các sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin khác để lấy thông tin về cách thức xử lý các vụ tấn công mạng gần đây nhằm vào các sàn giao dịch này. 

Thời gian gần đây, một loạt sàn giao dịch Bitcoin trên thế giới đã bị hacker ồ ạt tấn công bằng cách gửi đi hàng nghìn giao dịch quy mô khổng lồ cùng lúc khiến máy chủ tê liệt. Đã có ít nhất 3 sàn Bitcoin buộc phải tạm ngừng cho khách hàng rút tiền vào hôm 7/2, trong đó có sàn Mt. Gox. Ở thời điểm đó, Mt.Gox là một trong những sàn Bitcoin lớn nhất thế giới.

Một nguồn tin khác cho hay, cơ quan thực thi pháp luật liên bang Mỹ hiện đang điều tra Mt. Gox. Theo một nguồn nữa, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang theo dõi sát tình hình vụ việc.

Về phần mình, Nhật Bản - quốc gia nơi Mt. Gox đặt trụ sở - cũng đã có động thái ban đầu. Hôm qua, Bộ Tài chính và cảnh sát nước này tuyên bố đang xem xét vụ đóng cửa bất ngờ của Mt. Gox và sẽ đưa ra hướng xử lý nếu cần thiết. 

Từ khi xảy ra sự cố, Mt. Gox vẫn chưa hề nối lại hoạt động bình thường và bất ngờ rút khỏi mạng Internet vào hôm thứ Ba tuần này, khiến khách hàng không thể lấy được tiền. Trong một thông báo gửi đi từ hôm qua, Giám đốc Mt. Gox, ông Mark Karpeles, nói rằng, ông đang cùng với các cộng sự nỗ lực giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không rõ đến bao giờ thì các nhà đầu tư Bitcoin trên Mt. Gox mới có thể nhìn thấy lại tiền của mình.

Giá của tiền ảo Bitcoin trên các sàn giao dịch khác nhau là khác nhau, thường thì không có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, khi tình trạng không thể rút tiền trên Mt. Gox kéo dài, giá Bitcoin trên sàn này đã giảm xuống còn 135 USD/Bitcoin trước lúc sàn biến mất, từ mức gần 830 USD/Bitcoin hôm 7/2.

Tính đến hôm qua, giá Bitcoin trên sàn Bitstamp là 588 USD/Bitcoin, tăng 7% trong ngày. Hồi tháng 12 năm ngoái, giá Bitcoin có lúc lên 1.200 USD/Bitcoin.

Theo nội dung một tài liệu lan truyền trên mạng cho thấy, đã có khoảng 744.000 Bitcoin bị hacker đánh cắp trên Mt. Gox và sàn này có nghĩa vụ nợ lên tới 174 triệu USD so với tài sản chỉ là 32,75 triệu USD. Tuy nhiên, chưa ai kiểm chứng được độ chính xác của những thông tin này.

Nếu đúng, số Bitcoin bị mất nói trên tương đương khoảng 6% trong số 12,4 triệu Bitcoin đã được “đào” (mine) tính đến hiện nay. Với giá Bitcoin hiện tại, thị trường Bitcoin toàn cầu có quy mô khoảng 7 tỷ USD.

Sau khi Mt. Gox bị sập, Bitstamp đang là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới. Giá trị giao dịch trên sàn này đạt hơn 165.000 USD mỗi ngày trong 2 ngày qua.
Phương Anh
Xem Chi Tiết…

Sàn giao dịch Bitcoin hàng đầu thế giới đột nhiên biến mất

12:58 |

Sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin từng có thời lớn thứ ba thế giới Mt.Gox vừa bất ngờ “mất tích” khỏi mạng Internet. Diễn biến đột ngột này xảy ra sau khi rộ tin đồn Mt.Gox lâm cảnh vỡ nợ.

Ảnh minh họa.

Vào buổi trưa nay theo giờ Việt Nam, khi truy cập vào địa chỉ của sàn giao dịch Mt.Gox tại địa chỉ www.mtgox.vn chỉ thấy hiện ra một trang màu trắng. Trang The Next Web nhận định, chắc chắn đang có điều gì đó không bình thường thường xảy ra với Mt.Gox. 

Trước khi trang web của sàn này biến mất, đã có tin Mt.Gox ngừng tất cả các giao dịch trên website. Trên trang Reddit, một khách hàng của Mt.Gox cung cấp bức ảnh chụp màn hình cho thấy, giao dịch trên sàn này đã bị ngừng lại. Ngoài ra, Mt.Gox cũng không còn cho phép người dùng mới đăng ký tài khoản.

Sự biến mất đột ngột của Mt.Gox diễn ra chưa đầy một giờ đồng hồ sau khi những người đứng đầu của các sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới bao gồm Coinbase, Kraken, BitStamp, Circle, và BTC China ra tuyên bố chung phản ứng trước những tin đồn về việc Mt.Gox sắp phá sản. 

Theo nội dung của tuyên bố này, những thách thức mà Mt.Gox gặp phải thời gian qua chỉ là vấn đề của riêng công ty này và không phản ánh “sự vững vàng cũng như giá trị của đồng Bitcoin và ngành công nghiệp tiền ảo nói chung”. Tuyên bố cũng nói rằng “các sàn giao dịch Bitcoin có trách nhiệm đang hợp tác cùng nhau để đảm bảo tương lai cho đồng Bitcoin và sự an toàn cho tiền của tất cả các khách hàng”.

Trước việc trang web của Mt.Gox biến mất, Bitcoin Foundation, tổ chức với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển và phổ biến của đồng tiền ảo, gửi đi một tuyên bố theo đường email: “Chúng tôi cảm thấy sốc khi được biết Mt.Gox có vẻ như đã vỡ nợ. Hiện chúng tôi chưa thể bình luận gì về việc này và chỉ có thể trấn an công chúng rằng, hệ thống mã của Bitcoin hiện vẫn đang vận hành tốt”.

Mt.Gox gặp trục trặc về kỹ thuật suốt từ đầu tháng này và buộc phải ngừng cho khách hàng rút tiền. Sau đó, sự cố mãi không được khắc phục và giá Bitcoin trên Mt.Gox có lúc giảm còn 124 USD/Bitcoin vào tuần trước, so với mức từ 550-560 USD/Bitcoin trên các sàn giao dịch khác, từ mức trên 1.200 USD/Bitcoin vào tháng 12 năm ngoái. 

Cách đây ít hôm, Mt.Gox, công ty có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, nói rằng vẫn đang cố gắng khắc phục lỗi kỹ thuật để khách hàng có thể rút tiền trở lại. Tuy nhiên, tin đồn đã rộ lên về việc Mt.Gox gặp vấn đề về tài chính nhưng cố gắng che đậy bằng vấn đề kỹ thuật.

Từ 2 tuần trước, nhiều khách hàng của Mt.Gox đã tới trụ sở của sàn này ở Tokyo để đòi tiền. Theo tờ Business Week, anh Kolin Burges từ London, Anh, đã đến trụ sở của Mt.Gox hôm 13/2 và biểu tình bên ngoài suốt từ hôm đó. Anh Burges nói có 285 Bitcoin trên Mt.Gox và không thể nào rút được. Một đoạn video phát tán trên mạng cho thấy, anh Burges đã chặn đường Giám đốc điều hành (CEO) Mark Karpeles của Mt.Gox để hỏi chuyện, nhưng ông Karpeles không trả lời.

Mt.Gox là một trong những sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin đầu tiên và lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ năm ngoái tới nay, sàn này liên tục gặp vấn đề, khiến việc cho khách rút tiền nhiều thời điểm bị tạm ngưng hoặc trì hoãn. 

Phương Anh
Xem Chi Tiết…

Bitcoin rớt giá thảm, nhà đầu tư Việt vẫn hóa thiêu thân

12:53 |

Từng làm mưa, làm gió trên thị trường thế giới với giá bán ra trên 1.000 USD cuối năm ngoái, hiện giá mỗi bitcoin chỉ còn vài trăm USD. Đáng lưu ý là, trong khi bitcoin rớt giá không phanh, thì cộng đồng chơi bitcoin Việt Nam vẫn nhắm mắt lao vào với niềm tin rằng, đồng tiền ảo này sẽ trở thành phương tiện thanh toán thế hệ mới. 

Trao đổi với báo chí cuối tuần qua, ông Lê Huy Hòa, thành viên chủ chốt một diễn đàn về bitcoin tại Việt Nam khẳng định, cộng đồng chơi bitcoin tại Việt Nam gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Đà phát triển chưa dừng lại, dù đồng bitcoin trên thế giới đang rớt thảm. Tại Việt Nam, chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, bitcoin đã rớt giá từ 20 triệu đồng xuống còn hơn 6 triệu đồng.

Tại Việt Nam, chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, bitcoin đã rớt giá từ 20 triệu đồng xuống còn hơn 6 triệu đồng

“Tôi không quan tâm đến giá bitcoin, vì bản chất nó không phải là tiền. Tuy nhiên, nhiều người đang coi bitcoin như tiền thế hệ 2, là một phương tiện thanh toán mới để trao đổi. Nói cách khác, bitcoin là một thứ hàng hoá, nhưng xem cách vận hành của nó thì nó sẽ dần trở thành tài sản, vì càng để lâu càng tăng giá, nên người ta có tâm lý găm giữ”, ông Hòa nói.

Được biết, khi đồng bitcoin rớt giá mạnh, giới đầu tư Việt Nam đang chuyển sang “đào” hàng loạt phiên bản tiền ảo khác, như litecoin, peercoin, namecoin…, với giá rẻ hơn và dễ “đào” hơn.

Một nhà đầu tư cho biết: “Hiện nay, cộng đồng “đào” bitcoin của Việt Namvẫn phát triển rất mạnh. Số nhà đầu tư nắm tiền tỷ bitcoin không phải ít. Tuy nhiên, hầu hết các “cao thủ” này đều ẩn danh để ẩn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng”.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có văn bản chính thức nào về tiền ảo, nhưng một nguồn tin cho hay, cơ quan này không chấp nhận thanh toán bằng bitcoin trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNN cũng đang xem xét đưa ra văn bản chính thức về bitcoin và các loại tiền ảo.

Tuy nhiên, dường như dân chơi bitcoin đang phớt lờ thông tin cấm này. Ông Lê Huy Hòa cho rằng, các loại tiền ảo đang mọc ra ngày càng nhanh. Tuy nhiên, đưa ra căn cứ nào để cấm tiền ảo là “cả một vấn đề”. Ông Hòa khẳng định, các nhà đầu tư bitcoin vẫn sẽ tiếp tục đầu tư vào loại tiền này.

Theo một chuyên gia của Viện Chiến lược ngân hàng, bitcoin không phải là đồng tiền được pháp luật Việt Nam thừa nhận, do đó, thanh toán bằng bitcoin là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, websosanh và lamchame – hai doanh nghiệp đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng bitcoin - hiện chưa đưa ra ý kiến gì.

Trong khi đó, NHNN đang xem xét rất thận trọng về vấn đề tiền ảo. Thậm chí, chưa một phát ngôn hay văn bản chính thức nào về vấn đề này được đưa ra. Cơ quan này đang tham khảo kinh nghiệm “ứng phó” với tiền ảo của chính phủ một số nước trên thế giới. Do vậy, các văn bản về quản lý tiền ảo chưa thể sớm được NHNN ban hành.

Dù tương lai của tiền ảo đang được cộng đồng “đào coin” tại Việt Nam tin tưởng, song có lẽ, đây chỉ là ảo tưởng. Năm 2011, bitcoin có giá 2 USD, sau đó đã tăng giá gấp 500 lần, lên 1.000 USD vào cuối năm 2013 và hiện chỉ chừng 300 USD. Không có cơ sở gì để khẳng định bitcoin không trở về mức giá của nó thời ban đầu.

“Trước mắt, khó có một ngân hàng trung ương nào dám chấp nhận đồng tiền này. Vì vậy, rủi ro với những ai đang cố tìm kiếm lợi nhuận từ bitcoin sẽ là rất lớn”, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khuyến cáo.

Theo Hà Tâm
Xem Chi Tiết…

Apple tuyên chiến với Bitcoin, một cuộc chiến nó sẽ thua

18:26 |
Apple đã chính thức biến mình trở thành kẻ đối đầu với Bitcoin.
Công ty có giá trị nhất thế giới vừa nã một viên đại bác trong cuộc chiến của nó chống lại tiền mã (cryptocurrency), gỡ bỏ ứng dụng Blockchain Bitcoin Wallet phổ biến nhất trong App Store mà không đưa ra được một lý do rõ ràng nào, theo tường thuật từ trang Wired.com.
Ứng dụng của Blockchain không còn trong app store nữa cũng đồng nghĩa với việc người dùng iPhone và iPad không còn có thể gửi và nhận bitcoins dễ dàng và nhanh chóng nữa, vì trước đây Apple cũng đã từng ban những ứng dụng tương tự của Coinbase và CoinJar, theo tường thuật từ CoinDesk.
Lý do chính đáng của Apple trong chuyện này là gì? Trong một gửi được Apple tới CEO của Blockchain Nicholas Cary, nó chỉ nói rằng ứng dụng Blockchain bị gỡ bỏ “vì một vấn đề chưa được giải quyết,” trang Wired tường thuật:
“Một số người tin rằng Apple đang gỡ hết các bitcoin wallets xuống có thể là vì liên quan đến những vấn đề luật lệ kiểm định pháp lý quốc tế rắc rối xoay quanh bitcoin. Nhưng như một số khác, Cary cho rằng ứng dụng của công ty anh bị tháo gỡ bởi vì Apple xem Bitcoin như là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng. “Tôi nghĩ rằng Apple đang giành cho mình một vị trí trong lĩnh vực thanh toán mobile, theo một cách mà họ vẫn chưa thông báo cho cộng đồng và họ đang có thái độ chống cạnh tranh.”
Blockchain đã đưa ra nhận định của mình trên trang blog chính thức:
“Những hành động này của Apple một lần nữa cho thấy tinh thần chống cạnh tranh của họ và bản chất thất thường của những quy định trong App Store, rõ ràng có thể thấy rằng nó tập trung muốn giữ được sự độc quyền trong khâu thanh toán thay vì quan tâm chú ý đến nhu cầu của người dùng của họ.”
“Ứng dụng của chúng tôi không hề có than phiền từ phía khách hàng, và nó có một nền tảng người dùng rộng lớn. Điều duy nhất đã thay đổi chính là Bitcoin đã trở thành một đối thủ cạnh tranh với hệ thống thanh toán của riêng Apple. Việc xóa bỏ ứng dụng Blockchain, ứng dụng wallet duy nhất trên App Store, Apple đã loại bỏ được sự cạnh tranh bằng cách sử dụng vị trí độc quyền của nó trong thị trường một cách hết sức áp đặt.”
“Bitcoin còn được sử dụng như một phương tiện thanh toán quốc tế từ những thành viên trong gia đình gửi tiền về quê hương ở những nước đang phát triển để hỗ trợ cả những cộng đồng và để gây quỹ, làm từ thiện… Những hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quyết định này của Apple.”
BitcoinMagazine ghi nhận thấy rằng Apple có thể đã có sẵn những dự án của riêng nó cho thế giới tiền điện tử, trước đây Apple đã từng đăng ký bản quyền cho một cái gọi là iMoney– cái vừa là tiền điện tử vừa là ví điện tử. Có thể nào đây chính là lý do đích thực đằng sau động thái của Apple?
Nếu Apple thật sự muốn tạo ra một loại tiền điện tử của riêng nó thì một đồng tiền như Bitcoin hiển nhiên là một nguy cơ cho những kế hoạch của nó, nhưng rõ ràng là viên đạn này đã bị dội ngược lại. Trước đây tôi đã từng có bài viết, bất chấp tất cả những sự đối nghịch, từ Trung Quốc và từ những ngân hàng, tiền mã còn lâu mới biến mất – điều ngược lại thì đúng hơn, với New York và có thể là California đang có dự tính hợp pháp hóa việc sử dụng Bitcoin, và những công ty lớn như Overstock.com đã chấp nhận nó, một sự chấp nhận đại trà của đồng tiền điện tử này là không thể tránh khỏi, thậm chí là một công ty hùng mạnh như Apple cũng sẽ không thể ngăn cản được chuyện đó.
Quyết định chống lại Bitcoin của Apple sẽ chỉ làm hại đến khách hàng của nó, điều đó quả là một sự xấu hổ đích thực. Những khách hàng này là những khách hàng Apple đáng lẽ phải phục vụ, nhưng thay vì phục vụ, nó đang làm tổn hại họ bằng cách loại bỏ đi một hệ thống thanh toán thật sự sáng tạo và hữu ích chỉ vì “những vấn đề chưa giải quyết được.”
Blockchain cũng vẫn còn đang ở đây. Bitcoin rõ ràng là cũng vẫn còn đang ở đây. Và điều đó có nghĩa là người ta sẽ vẫn có thể tiếp cận được với những dịch vụ chuyển tiền khắp thế giới miễn phí trên điện thoại của họ, không cần biết là họ đang sống ở đâu, miễn là nơi nào có internet.
Điều khác biệt duy nhất chính là, nếu Apple không thay đổi quyết định của nó, những người đó sẽ chuyển sang dùng điện thoại của Android thôi.

Xem Chi Tiết…

Bitcoin tụt dốc không phanh

18:20 |
Khi ra đời từ năm 2009, bitcoin là loại tiền ảo được một thanh niên Nhật Bản có tên Satoshi Nakomoto tạo ra - chỉ được coi như một trò chơi tương tự như những gì thường thấy trên internet.

Cho đến khi tỷ giá 1 đồng bitcoin lên tới 1.200 USD người ta mới thực sự sửng sốt về giá trị thực của đồng tiền ảo. Tuy nhiên, cùng với "cơn sốt" bitcoin là những lo ngại ngày càng gia tăng về những rủi ro mà đồng tiền này mang lại vì không đủ tính pháp lý cũng như nhiều kẽ hở có thể gây thiệt hại cho người tham gia giao dịch.


Charlie Shrem - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bitcoin Foundation kiêm Tổng Giám đốc Công ty giao dịch tiền Bitcoin Bitinstant - vừa bị bắt giữ.

Mới đây, Văn phòng Công tố Liên bang Nga vừa ban hành quy định, nghiêm cấm sử dụng bitcoin cũng như các loại tiền kỹ thuật số khác. Giới chức Nga cho biết, luật pháp nước này đã quy định rõ ràng về loại tiền tệ chính thức của Liên bang Nga là đồng ruble. Do đó, việc sử dụng bất kỳ loại tiền nào khác sẽ bị coi là phi pháp. Theo Văn phòng Công tố Liên bang Nga, cơ quan này cũng đang làm việc với Ngân hàng Trung ương Nga và các cơ quan thực thi luật pháp khác nhằm thắt chặt các quy định và ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến đồng bitcoin. Lý do mà Chính phủ Nga chống lại bitcoin và các loại tiền ảo là do loại tiền này đang được sử dụng ngày càng nhiều bởi các tổ chức tội phạm. Giao dịch bitcoin chủ yếu là đầu cơ và tiền tệ này luôn có rủi ro mất giá lớn. Trước Nga, nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Na Uy, Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố không công nhận phương thức giao dịch bằng bitcoin.
Vậy là, những nguy cơ được cảnh báo về bitcoin đang bắt đầu hiện hữu khi chỉ trong vòng hai tháng, từ mức đỉnh 1.200 USD/1 bitcoin, đồng tiền ảo này đã sụt giảm mất hơn 30% xuống mức 595,74 USD/bitcoin. Tốc độ trượt giá chóng mặt là do hai sàn giao dịch bitcoin hàng đầu thế giới là Bitstamp và Mt.Gox liên tiếp bị các hacker tấn công và buộc phải ngừng cho khách hàng rút tiền để xem xét lại quy trình.

Mt.Gox cho biết, một lỗi trong phần mềm bitcoin có thể khiến chi tiết giao dịch bị thay đổi. Tức là, một người nào đó trên mạng có thể thay đổi và che giấu việc chuyển tiền giữa các "ví bitcoin" (thuật ngữ chỉ nơi lưu trữ bitcoin của người dùng) và khiến cho việc giao dịch có vẻ như chưa từng xảy ra. Kẻ gian có thể lợi dụng kẽ hở này để chuyển một số tiền nhiều lần liên tiếp. Vì vậy, việc đình chỉ rút tiền sẽ có hiệu lực cho đến khi vấn đề được giải quyết.

Bên cạnh đó, việc bắt giữ hàng loạt ông trùm tiền ảo trong thời gian gần đây cũng góp phần đẩy giá trị bitcoin xuống dốc. Mới nhất là ngày 6-2, cơ quan chức năng của Mỹ đã bắt giữ thêm hai nhân vật tình nghi sử dụng tiền ảo để rửa tiền và tham gia vào hoạt động giao dịch tiền tệ không được cấp phép. Lãnh đạo của thành phố Miami cho hay, tiền bitcoin là một phương thức kỹ thuật mới để hỗ trợ cho hoạt động tội phạm. Cảnh sát đã phát hiện các cá nhân tham gia vào các hoạt động sử dụng đồng tiền ảo với khối lượng lớn. Các vụ bắt giữ này có thể khởi động cho một chiến dịch khởi tố cấp bang liên quan tới việc sử dụng bitcoin cho hoạt động rửa tiền. Trước đó, ngày 27-1 cơ quan an ninh cũng bắt giữ hai chủ sở hữu của các sàn tiền ảo bitcoin Bitinstant và Bitcoin Foundation vì tội rửa tiền, sau khi bán tới hơn 1 triệu USD tiền ảo cho người dùng là thành viên của chợ ma túy trực tuyến Silk Road.

Sebastien Galy, chuyên gia tiền tệ tại New York cho biết tình trạng giảm giá đồng bitcoin trong vài ngày qua lớn hơn nhiều so với những lần trước đây. Điều đó cho thấy thị trường đã bắt đầu nhận ra những vấn đề của loại tiền ảo này đối với sự ổn định của thị trường tài chính.
Xem Chi Tiết…

Có cấm được Bitcoin?

12:57 |

Việt Nam hiện nay chưa có quy định pháp lý nào về việc nắm giữ hay giao dịch Bitcoin là phạm pháp và nếu muốn cấm cũng rất khó. Song để quản lý, giám sát được, bên cạnh hoàn thiện luật, Chính phủ cần đầu tư mạnh hơn cho công nghệ thông tin.

Xung quanh những tranh cãi về đồng tiền điện tử Bitcoin thời gian gần đây, PV đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, ngân hàng độc lập. Ông được biết đến là người thành lập Ngân hàng First Vietnamese-American Bank, ngân hàng người Việt đầu tiên tại Mỹ và đã có hơn 30 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng (tại Mỹ, Đức và Việt Nam).

TS Nguyễn Trí Hiếu.

Thưa ông, từ góc độ của một chuyên gia tài chính – ngân hàng và làm việc trong ngành ngân hàng, ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về đồng tiền điện tử Bitcoin đang gây “bão” dư luận hiện nay?

Trước hết, Bitcoin không phải là một loại tiền tệ quốc gia, không phải là phương tiện thanh toán dành cho đại chúng mà là một loại phương tiện thanh toán giữa một số thành phần thỏa thuận với nhau.
Trên cơ sở đó, Bicoin hay bất cứ đồng nào chăng nữa không phải là bất hợp pháp, trừ trường hợp người ta dùng phương tiện thanh toán để giao dịch bất hợp pháp.

Còn nếu dùng để thanh toán cho những giao dịch thương mại bình thường, hợp pháp thì không có gì sai trái ở đây.

Tôi lấy ví dụ, trong những sòng bạc lớn không thể dùng tiền mặt, người chơi phải đổi tiền Đồng hoặc USD ra đồng chíp – giống như một đồng xu nhưng bằng nhựa. Các đồng chíp đó có thể có giá trị 10.000 đồng, 50.000 đồng hay 1 triệu đồng... Khi chơi xong, người chơi lại ra quầy đổi ra tiền Đồng hoặc USD. 

Bitcoin cũng tương tự như vậy, người ta có thể đổi tiền Đồng ra Bitcoin hay USD ra Bicoin và ngược lại, hoán đổi Bitcoin ra tiền Đồng, USD hay ngoại tệ khác.

Tuy nhiên, Bicoin lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, Bitcoin được sử dụng tràn lan, không những trong những giao dịch “nội bộ” của một số thành phần mà bây giờ được sử dụng rộng rãi bởi rất nhiều thành phần. 

Nếu lên đến hàng triệu người giao dịch hàng hóa, dịch vụ xuyên quốc gia, liên quốc gia bằng Bitcoin thì Bitcoin sẽ trở thành một phương tiện thanh toán rộng rãi mặc dù không phải mang tính chất đại chúng. Và các Chính phủ khó mà có thể kiểm soát được các giao dịch đó.

Trong các trường hợp sử dụng tiền Đồng hay USD cho các giao dịch thì Chính phủ có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông. Nhưng với hệ thống Bitcoin, các giao dịch được thực hiện qua internet và người tham gia buôn bán ở khắp nơi trên thế giới dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, trong đó có các Ngân hàng trung ương. Đó là một vấn đề.

Bởi vì, nếu các Chính phủ, các Ngân hàng Trung ương không kiểm soát được lưu lượng tiền tệ thì sẽ phát sinh rửa tiền. 

Tiền Đồng hay USD ở Việt Nam qua những vụ phi pháp, hoặc tham nhũng, có thể đổi ra Bitcoin và Bitcoin lại được đổi ra những loại tiền tệ, hàng hóa khác, hoán đổi lẫn nhau giữa các đối tượng nằm ở nhiều quốc gia. Chẳng hạn, muốn chuyển 1 triệu USD ra khỏi Việt Nam không dễ, phải qua ngân hàng, nhưng với Bitcoin thì lại đơn giản. Các đối tượng ở Việt Nam có thể dùng Bitcoin chuyển ra nước ngoài và người nhận lại từ Bitcoin đổi ra USD.

Tính thanh toán liên quốc gia, xuyên quốc gia chính là điều kiện thuận lợi để Bitcoin trở thành phương tiện thuận tiện và dễ dàng phục vụ mục đích rửa tiền, hoạt động mai dâm, ma túy hay tham nhũng, trốn thuế...

Chính vì thế mà Bitcoin mới gây ra những lo lắng cho các cơ quan chức năng.

TS Nguyễn Trí Hiếu.
Bitcoin thường được sử dụng trong các giao dịch ngầm (trên chỉ là đồng tiền có tính minh họa cho Bitcoin - vốn là 1 dãy số mã hóa).

Về tính pháp lý của Bitcoin tại Việt Nam, hiện mới chỉ có phát ngôn của một lãnh đạo ngân hàng qua báo chí rằng “Bitcoin không được thừa nhận” và cũng chỉ mới có một bài viết trao đổi trên website Ngân hàng Nhà nước cho rằng “giao dịch Bitcoin là phạm pháp”. Vậy nên hiểu điều này như thế nào thưa ông?

Rõ ràng là hiện nay Việt Nam chưa có một quy định pháp lý nào để định nghĩa đồng Bitcoin có bất hợp pháp hay không. Tới đây, tôi cho rằng nên đưa ra những quy định như vậy.

Cần phải xem xét phương tiện thanh toán đó được phép giao dịch trong những trường hợp nào. Tôi nghĩ rằng, thực tế thì rất khó để cấm. Trừ trường hợp vì nhìn thấy nguy hiểm của nó mà Chính phủ buộc phải đưa ra luật cấm hay ban hành những Nghị định, những giới hạn.

Cơ quan chức năng phải định nghĩa rõ ràng về những loại tiền điện tử và những loại “tiền” khác vốn không được quốc gia công nhận. Và cũng phải khoanh vùng, chỉ ra những đồng tiền nào là phạm pháp? 

Thế nhưng song song với đó, lại phải ra hàng loạt quy định khác liên quan tới các phương tiện thanh toán tương tự, các loại “coin” khác, phải liệt kê được danh sách những phương tiện thanh toán bị coi là nguy hiểm. Có những đồng tiền không sử dụng trong các thương vụ phạm pháp song lại có khả năng khuynh đảo hệ thống tiền tệ quốc gia và dễ dàng tạo thuận lợi cho những giao dịch bất hợp pháp.

Đây là một vấn đề nhạy cảm và rất khó xử lý. Như đồng tiền chíp ở Las Vegas, không ai cấm cả, nếu người ta giao dịch hợp pháp thì không có lý do để cấm.

Xác định việc cấm thì rất khó nhưng trên thế giới có những nước vẫn chấp nhận Bitcoin và Việt Nam liệu có thể học hỏi hay không thưa ông?

Tôi nghĩ nếu nhìn thấy ở Bitcoin là phương tiện thanh toán có khả năng gây nguy hiểm, rủi ro cho hệ thống tiền tệ và nền kinh tế Việt Nam thì có thể dùng những biện pháp, chế tài để cấm hoặc giới hạn giao dịch.

Tuy nhiên, rõ ràng là Việt Nam cũng phải nhìn vào các nước khác để học hỏi. Chẳng hạn như ở Mỹ, họ không cấm Bitcoin nhưng lại có nhưng luật lệ chặt chẽ về các phương tiện thanh toán, các quy định luật pháp của họ giúp họ kiểm soát được.

Đặc biệt là trong vấn đề tiền tệ và thanh toán tiền tệ điện tử tại Mỹ, hệ thống giám sát của họ rất chặt chẽ và họ có khả năng kiểm soát được mức độ rủi ro và nguy hiểm đối với nền kinh tế. Còn trong trường hợp của Việt Nam, hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế để kiểm soát những loại thanh toán giao dịch như thế. Dĩ nhiên, khả năng kiểm soát của mình còn giới hạn.

Trong bối cảnh hiện tại, các cơ quan chức năng nên trao đổi với các cơ quan giám sát của nhiều cơ quan như Ngân hàng TW, cơ quan an ninh, cơ quan giám sát của họ để học hỏi các phương pháp họ kiểm soát như thế nào. 

Thứ hai là phải nâng cao trình độ, năng lực về công nghệ thông tin ở phía các cơ quan chức năng thì mới hy vọng kiểm soát được vì Bitcoin giao dịch thông qua internet. Không có internet không có hiện tượng Bitcoin. 

Tóm lại, vấn đề của Chính phủ là ngoài tham khảo, học hỏi, rút kinh nghiệm thì phải đầu tư mạnh hơn vào công nghệ thông tin.

Trước lịch sử biến động của Bitcoin, nhất là trong giai đoạn gần đây, ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng đầu cơ loại “tiền” này?

Bitcoin nếu càng phổ biến thì hoạt động đầu cơ càng ngày càng tăng. Như vậy có nghĩa là nó có thể có những đáng động rất xấu trên thị trường ngoại hối. Đồng thời, người sử dụng Bitcoin họ cũng có thể tránh né được sự giám sát của cơ quan chức năng. 

Tôi nghĩ là không nên đầu tư vào Bitcoin, nhưng rõ ràng là có xu hướng đầu cơ Bitcoin và coi nó là một kênh đầu cơ. Vì Bitcoin là một đơn vị thanh toán trên cơ sở tiền đồng và USD, chỉ cần lấy 3 đơn vị đó thì họ sẽ đổi tiền để ăn chênh lệch dựa theo biến động tỷ giá USD/VNĐ.

Bích Diệp
Xem Chi Tiết…