Việc thiết kế và xây dựng website hiện này là nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Nhưng để website hoạt động hiệu quả và đem lại giá trị cho doanh nghiệp là một vất đế mấu chốt. Vì vậy chúng tôi đưa ra lời khuyên cho quý khách hàng nên sử dụng Google Analytics.Hiện tại Google mới thay đổi giao diện nhưng về cơ bản các tính năng đều không có nhiều thay đổi.
Phân tích kết quả SEO, chất lượng Backlink, tối ưu từ khóa bằng Google Analytics
Vì Google Analytics có giao diện tiếng Việt và tiếng Anh nên trong bài viết này tôi luôn dùng song ngữ cho các từ dùng để điều hướng đến các trang trong Google Analytics.
1. Thuật ngữ SEO , chỉ số phân tích và ý nghĩa của chúng:
A.Direct Traffic (Lưu lượng truy cập trực tiếp)
B.Referral Traffic (Lưu lượng truy cập gián tiếp thông qua backlink được trỏ từ 1 site khác tới site bạn)
C.Organic Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm cơ bản, lưu lượng tìm kiếm không có sự can thiệp của nhà cung cấp SE)
D.Paid Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm từ dịch vụ quảng cáo của nhà cung cấp SE và có trả phí - Adword Google) thể hiện mức độ hiệu quả trong đầu tư.
E.Bounce Rate (Tỉ lệ lượng truy cập rời khỏi site ngay trang đầu tiên họ vào) đồng nghĩa tỉ lệ nghich với chất lượng bài viết của bạn.
F.Pages/visit : Số trang/truy cập tỷ lệ với bố cục trang và khả năng thu hút điều hướng khách truy cập của site đến các trang khác.
G.Avg time on site : Thời gian truy cập trên site tỷ lệ thuận với chất lượng bài viết và tỷ lệ nghịch với Bounce Rate
H.New visit : Lưu lượng truy cập mới
2. Phân tích chất lượng Backlink :
Thực tế cho thấy không phải bạn Mass Post Forum nhiều là tốt, như tôi tạo backlink trên 400 trang diễn đàn, rao vat,danh bạ các loại với chỉ 1 bài viết giới thiệu về lãnh vực hoạt động "xây dựng cải tạo nhà xưởng" của công ty nhưng hiệu quả tăng traffic chỉ được 5%, còn lại 5% traffic từ các trang surfautotraffic, 85% từ các bài viết khác có nội dung tốt, tin nóng post trên các diễn đàn có chọn lọc, 5% từ Google+.
Để có được những phân tích này tôi dựa trên kết quả của Google Analytics (GA)
2-1 Sau khi đăng ký, cài đặt code và đăng nhập Google Analytics > Tab Traffic Sources (Nguồn lưu lượng)> Sources (Nguồn) > Referrals (Giới thiệu )
Để quản lý bài viết và URL tương ứng: Secondary dimension ( Thứ nguyên phụ ) chọn Landing Page (Trang đích)
GA sẽ xuất ra 1 biểu đồ số lượng truy cập gián tiếp theo ngày, tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu so với lượng truy cập tổng thể như Visit , Pages/visit , Avg time on site ,New visit,Bounce Rate
3. Phân tích từ khóa Googlebot bắt được từ site của bạn:
Tương tự với backlink, từ khóa cũng được phân tích với những chỉ số trên.
Google Analytics > Tab Traffic Sources (Nguồn lưu lượng)> Sources (Nguồn) > Search(Tìm kiếm) > Organic (Cơ bản)
Dựa vào danh sách kết quả này bạn sẽ phân tích được từ khóa nào mang lại hiệu quả nhất để duy trì, và tăng chất lượng bài viết,đầu tư SEO nhiều hơn cho những từ khóa trọng tâm bạn cần hướng tới nó để tăng vị trí xếp hạng trung bình.
4. Phân tích vị trí xếp hạng trong kết quả tìm kiếm của từng từ khóa truy vấn:
Impressions : Số lần URL của site được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Clicks : Số click chuột của tổng số lần được hiển thị.
Avg Position : Vị trí trung bình của URL trong kết quả tìm kiếm với từ khóa.
CTR (Click Through Rate) : =Tỷ lệ click/impression*100
II. Trong Google Analytics có rất nhiều chỉ số khác nhau mà một webmaster cần phải quan tâm. Tuy nhiên hai trong nhiều chỉ sốmà webmaster cần phải quan tâm nhiều nhất chính là chỉ số về Bounce Rate và Exit Rate.
Với Bounce Rate thì chúng ta dễ dàng nhìn thấy ngay khi vừa đăng nhập tài khoản. Còn với Exit rate thì chúng ta cần thao tác thêm vài bước để có thể nhìn thấy( Nằm trong Exit Pages).
Để hiểu bản chất hai chỉ số này trước tiên chúng ta nên nắm được ý nghĩa của 2 chỉ số này là gì:
Bounce Rate: là tỷ lệ % lượng truy cập vào website của bạn và rời bỏ website của bạn mà không xem bất cứ một trang nào khác. Có nghĩa đây là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. Bạn có thể hiểu đây là thước đo chất lượng nội dung của một website.
Exit Rate: là tỷ lệ % người truy cập thoát khỏi website thông qua các webpages khác nhau. Ở chỉ số này người dùng có khả năng đã truy cập vài pages khác nhau trên website rồi out ở một page nào đó.
Ứng dụng chỉ sốBounce Rate và Exit Rate như thế nào?
Chỉ số Bounce Rate: càng thấp càng tốt. Đây là thước đo sự hài lòng của khách hàng, thước đo sự liên quan giữa nội dung và từ khóa người dùng tìm thấy website của bạn. Khi update Google Panda thì chỉ số Bounce Rate cũng là những chỉ số đánh giá một website có được chất lượng cao hay không? Các bạn nên tìm đọc lại bài Google Panda và những thay đổi tôi đã viết trước đây. Khi phát hiện một page có lượng Bounce rate cao, webmaster cần phải tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục nó. Đó là tiền đề để gia tăng chỉ số Conversion rate.
Exit Page: Yếu tố này khó xác định hơn so với Bounce Rate, khi một người dùng truy cập vào website thông qua trang A, họ chắc chắn sẽ thoát khỏi website thông qua trang X,Y,Z nào đó. Điều chúng ta cần xét tới ở chỉ số này đó làkhi tung ra một chiến dịch cụ thể ( thường đi kèm với một landing page) và nếu Exit rate ở page đó cao. Chúng ta sẽ dùng để xác định sự thành công hay thất bại của chiến dịch đó. Ngoài ra chúng ta còn phải phân tích tại sao người dùng lại thoát ở trang đó, và đưa ra các giải pháp thích hợp như tối ưu lại layout trang landing page đó, đưa thêm khuyến mại hấp dẫn vào, gia tăng sự hỗ trợ ở đó…Việc giữ chân khách hàng tại website là một nghệ thuật – Trước đây tôi có viết 1 bài viề 10 cách để giữ khách hàng truy cập lâu hơn bạn có thể tham khảo.
Giải pháp chung là gì?
Có rất nhiều lý do để khách hàng không hài lòng với chất lượng trang của bạn, sau đây tôi đưa ra vài lời khuyên giúp bạn giảm thiểu được điều này và giữ kháh hàng ở lại website lâu hơn. Đây chỉ là quan điểm cá nhân vì thế sẽ không phù hợp với nhiều người đâu nhé :
- Cải thiện tốc độ load trang.
- Phát triển nội dung thật độc đáo, mới lạ, lôi cuốn, hấp dẫn.
- Sử dụng thêm các link điều hướng trong website giúp người dùng sử dụng website dễ dàng hơn.
- Sử dụng màu sắc hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Thêm vài khuyến mãi nho nhỏ khi truy cập website ( người Việt rất thích điều này ^^! )
- Cung cấp nhiều lựa chọn về nội dung cho người dùng chọn lựa
- v.v.v.v…
Những bạn nào đã sử dụng qua Google Analytics có lẽ dễ dàng hiểu được chỉ số traffic, Pageview, bounce rate… nói lên điều gì. Còn trong bài viết này mình sẽ đề cập đến “theo dõi hành vi khách hàng”.
Phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng giúp bạn có những bản báo cáo từ Google Analytic theo đúng nhu cầu, việc phân loại khách hàng cũng sẽ giúp bạn tùy chỉnh từng chiến dịch marketing. Điều này sẽ giúp bạn phân tích được cách khách hàng sử dụng website của bạn, họ di chuyển những trang nào, họ thoát ra ở đâu…Từ đó chúng ta có thêm những kinh nghiệm từ người dùng và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization).
Ví dụ phân khúc khách hàng cho một website thương mại điện tử bao gồm:
- Lượng khách hàng mới(New visitor)
- Số lượng khách hàng tạo tài khoản mới
- Số lượng khách hàng mới nhưng không tạo tài khoản
- Số lượng khách thêm sản phẩm vào giỏ hàng
- Số lượng khách hàng chỉ xem sản phẩm
- Tỷ lệ ghé thăm(Visit) và thêm sản phẩm vào giỏ
- Tỷ lệ ghé thăm và mua hàng
- Tỷ lệ mua hàng từ lượng khách hàng mới
- Tỷ lệ khách hàng quay lại(Returning visitors) – Nhóm không đăng ký tài khoản
- Tỷ lệ khách hàng quay lại – Nhóm đã đăng ký tài khoản
- Tỷ lệ khách hàng quay trở lại và tạo một tài khoản mới
- Tỷ lệ khách hàng quay trở lại. Tạo một tài khoản mới và mua hàng
- v.v.v
Goal và Event Tracking
Hai điều này sẽ cho phép bạn nhìn thấy những giá trị chuyển đổi cụ thể của từng giai đoạn. Bạn có thể đặt Goal bất kì và cài đặt giá trị mua hàng.
Dữ liệu này có thể được sử dụng để đánh giá giá trị thực của một hoạt động marketing dựa trên giá trị mua hàng từ các nguồn truy cập như direct, referal, search.
Ví dụ:
Có bao nhiêu người truy cập Landing Page của bạn.
Có bao nhiêu người mua hàng
Trang Danh Mục – Category
Các trang category cho phép bạn phân loại chủ đề ra thành nhiều mục cụ thể và riêng biệt.Ví dụ trang của bạn bán về Laptop và bạn có nhiều loại máy như Macbook, Dell, Hp… Và với mỗi trang Category là các loại máy, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và phân đoạn khách hàng theo nhu cầu.
Bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu tổng quan. Hẹn các bạn hôm khác mình sẽ viết một bài chi tiết về các tính năng quan trọng khác của Google Analytics.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét